Sketch Note – Phương pháp ghi chép sáng tạo

sketch-note

Gần đây có rất nhiều khóa học, bài viết về Sketch Note khiến nhiều người tìm hiểu. Sketch Note có gì mà khiến mọi người thích thú vậy?

Với những người hay “ngứa tay” vẽ bậy lên sổ ghi chép thì đây chính là phương pháp ghi chép mới và thú vị đấy. Nhưng đừng vội coi thường, vì đây là “vẽ bậy có mục đích” nha.

Nội dung chính

Sketch Note là gì?

Sketch Note bạn hiểu đơn giản chỉ là cách ghi chép mới, trình bày nội dung ghi chép thành các hình vẽ, biểu tượng, font chữ… với nhiều màu mè nổi bật đánh ngay vào trí nhớ. Biểu đạt bằng hình ảnh sẽ tận dụng được tư duy hình ảnh, ghi nhớ và hình dung dễ dàng hơn so với ghi chép truyền thống. Ngoài ra khi trình bày màu mè cũng nổi bật, dễ hiểu hơn bài trình bày dày đặc chữ.

sketch-note
Sketch Note là gì?

Ơ nhưng không có hoa tay, mà lại phải vẽ thì sao? Đừng lo lắng, sketch note chỉ đơn giản sử dụng các đường nét cơ bản mà ai cũng làm được. Cứ thử xem biết đâu bạn lại phát hiện ra khả năng hội họa mới của mình đấy!

Lúc nào nên làm Sketch Note?

Nghe sketch note thì cũng hình dung đây là phương pháp ghi chép, vừa nghe vừa ghi như các phương pháp khác. Nhưng thực tế, khi mới bắt đầu sketch note thì sẽ hơi khó một chút. Vì bạn vừa phải nghe bài, nội dung thảo luận lại vừa nghĩ các hình minh họa và vẽ ra sao… Điều này vô tình khiến bạn bị chậm tiến độ ghi chép, bỏ sót các nội dung.

sketch-note

Để giải quyết vấn đề này, khi làm quen với sketch note trong họp hành, nghe training hãy cứ ghi chép truyền thống. Sau đó hãy highlight các ý chính rồi về mới vẽ thành sketch note. Lúc đó bạn có thời gian trình bày, vẽ vời, tô điểm cho bản ghi chép của mình.

Sau này quen tay hơn bạn có thể vừa nghe nội dung, khi trình bày chậm lại thì lúc đó sẽ là lúc bạn vẽ phác họa nét cơ bản, biểu tượng cho bản sketch note. Nếu muốn chi tiết màu mè hơn hãy để về nhà làm sau.

Làm Sketch Note cần gì?

Với những công việc vẽ vời hay ghi chép điều đầu tiên rất cần đó chính là cảm hứng sau đấy mới đến các công cụ bổ trợ. Làm việc gì cũng vậy đều cần có sự thích thú, quan tâm trước mới có thể làm thành công được.

Vẽ lên sổ ghi hay ghi chép bằng bút bi thì lại quá “thường” mà không được “sướng tay”. Để mình gợi ý cho các bạn những đồ dùng cần chuẩn bị nhé:

  • Một quyển sổ nhỏ để tiện việc ghi chép những ý chính, đến khi cần vẽ sketch có thể mở ra xem.
  • Bút vẽ có nhiều loại cho bạn lựa chọn. Nhưng để có khởi đầu tốt sketch note nên dùng màu đen, cỡ ngòi từ 0.1mm – 1mm.
  • Bút màu, đây là nhân tố giúp cho sketch note của bạn thêm sinh động. Có thể là bút lông. bút nhũ…
  • Giấy vẽ, nên dùng loại giấy dày một chút với cỡ A4, A5 đều phù hợp. Nên chọn loại giấy vẽ vì sẽ không bị thấm màu ra mặt sau, nhòe mực hay rách giấy. Bạn có thể tham khảo một số sổ vẽ Klong.

Đặc điểm của phương pháp ghi chép Sketch Note

  • Ưu điểm

  • Tạo hứng thú trong công việc
  • Tăng khả năng tập trung
  • Giúp ghi chép có cái nhìn tổng thể
  • Tăng khả năng ghi nhớ. Với mindmap “nhìn là đủ” không cần học thì sketch note có khả năng “xem một lần nhớ luôn”.
  • Phát triển sự sáng tạo
  • Tăng khả năng giải quyết vấn đề
  • Nhược điểm

  • Khá mất thời gian nếu như bạn qua chú trọng hình ảnh. Nên họa nhanh, chỉ cần bạn hiểu là đủ.
  • Người khác đọc sẽ không rõ ý được như bạn.
  • Không được thông dụng trong việc trình bày vở ghi ở các trường học.

Cách thực hiện Sketch Note

sketch-note
Các bước thực hiện
  • Bước 1: Lắng nghe, và ghi chép ý chính vào sổ nhỏ. Bạn hãy hình dung rằng khi đang học, đang training… thời gian sẽ không đủ cho bạn suy tư, tô vẽ màu đâu. Tốt nhất cứ lắng nghe đã, rồi ghi chép lại đầy đủ để nắm bắt được nội dung trước khi làm.
  • Bước 2: Tổng hợp lại nội dung ghi chép vì không phải ý nào cũng cần bạn phải vẽ lên. Cũng như trình bày bài powerpoint vậy, đôi khi không cần quá nhiều chữ hay hình ảnh dễ khiến chúng ta rối mắt. Mục tiêu cơ bạn của sketch note là dễ nhớ, dễ đọc và dễ hiểu. Vậy nên hãy cô đọng nội dung cần sketch note trước khi lao vào vẽ vời nhé.
  • Bước 3: Lên layout ý tưởng vẽ sketch note dựa vào ý chính bạn đã tổng hợp. Lưu ý là trình bày sao cho phù hợp với khổ giấy cũng như nội dung cần làm. Ví dụ ta phải lên layout, chia ô, khoảng trống trên giấy sao cho khoa học.
  • Bước 4: Vẽ mình họa chi tiết nội dung: cần một số thành phần được sử dụng để làm tác phẩm của bạn trông thật sinh động:
  • Văn bản, nhiều font chữ, kích cỡ và màu sắc
  • Hình dạng vuông, tròn, tam giác…
  • Đường nối: đường thẳng, mũi tên…
  • Biểu tượng: ô tô, xe máy, mặt trời, hình người, đồng hồ…
  • Các hình vẽ khác bạn yêu thích tùy thuộc vào khả năng hội họa của mình. Như nhân vật hoạt hình, chim, sâu bọ…

 

Nguồn: sưu tầm